Bài viết

NHU CẦU KHÁCH HÀNG

Để đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng ra vào siêu thị, trung tâm thương mại, Bảo vệ Trường Sơn đảm bảo an ninh tài sản, tránh mọi rủi ro thiệt hại hoặc mất mát có thể xảy ra như: trộm, cướp …

CÁC LOẠI HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO VỆ

Các vị trí bảo vệ  siêu thị: Cổng hành chính, Cổng dành cho khách hàng, Tuần tra, Xuất nhập hàng hóa.

Thường có 04 vị trí bảo vệ 

Cổng hành chính

Cổng dành cho khách hàng

Tuần tra 

Xuất nhập hàng hóa

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC BẢO VỆ AN NINH

Dịch vụ bảo vệ trung tâm thương mại, siêu thị được thực thi theo phương án do các chuyên gia phòng nghiệp vụ của Bảo Vệ Trường Sơn nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra phương án bảo vệ tối ưu nhất, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh các thiệt hại rủi ro có thể xảy ra đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Với đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp được đào tạo các kỹ năng và chuyên môn chuyên sâu; được trang bị các thiết bị hiện đại và các công cụ hỗ trợ mạnh mẽ sẽ xử lý tốt trong mọi tình huống và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ bảo vệ

Nhằm đảm bảo hiệu quả trong công tác giữ gìn an ninh, bảo vệ tài sản của khách hàng Bảo Vệ Trường Sơn không ngừng chú trọng rèn luyện đội ngũ nhân lực, tiến hành mở các lớp đào tạo chuyên sâu, nâng cao tình thần và ý thức tự giác thực thi nhiệm vụ 24/24:

– Đội ngũ bảo vệ được trang bị đầy đủ kỹ năng theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ do Bộ công an phát hành trước khi giao nhiệm vụ thực tiễn.

– Được trang bị các kỹ năng cơ bản trong công tác phòng chống tội phạm, phòng chống và truy bắt trộm cướp

– Được đào tạo các kỹ năng sơ cứu cơ bản. Những biện pháp phòng cháy chữa cháy khi có sự cố khẩn cấp tại trung tâm, siêu thị mà lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp chưa đến.

NHIỆM VỤ KHI BẢO VỆ

Với khách vào :

– Trước khi khách vào cổng hành chính, nhân viên bảo vệ siêu thị  phải xin ý kiến của ban giám đốc siêu thị hoặc người được ban giám đốc uỷ quyền.

– Nếu được vào, bảo vệ phải làm thủ tục đăng ký vào sổ khách: Họ tên, CMND, ngày và nơi cấp, công ty của người đến liên hệ công tác,vào gặp ai, làm gì .

– Phải đăng ký những vật dụng khách mang vào.

Bảo vệ tại bên trong

– Phải giữ một trong những giấy tờ sau: CMND, bằng lái xe … để ghi nhận các thông tin cần thiết. đồng thời, ghi nhận lại thời gian vào làm việc, giờ ra khỏi siêu thị.

– Nhân viên bảo vệ phải liên hệ với văn phòng, bộ phận mà khách cần gặp liên hệ công tác, thông báo rõ cho bộ phận có liên quan tên khách, tên công ty và địa chỉ của công ty khách. Phát thẻ khách và hướng dẫn khách hàng đến bộ phận có liên quan mà khách hàng liên hệ, hoặc mời khách ngồi chờ người có trách nhiệm liên quan hướng dẫn khách hàng.

– Khi khách ra bảo vệ phải kiểm tra, giám sát những vật dụng khách mang ra Trả lại giấy tờ đã giữ của khách và đứng lên chào  và mở cổng cho khách ra.

– Bảo vệ siêu thị cổng hành chính có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu chữ ký của Ban Giám Đốc siêu thị trên chứng từ so với chữ ký mẫu, trước khi cho phép mang hàng hóa ra khỏi siêu thị.

– Hàng tuần bảo vệ  phải lập báo cáo tổng hợp các trường hợp được cấp (chưa giải quyết) báo cáo tổng hợp này gửi cho Ban Giám Đốc siêu thị.

– Hàng  tuần bảo vệ siêu thịphải bàn giao tất cả tài liệu liên quan đến (giấy phép ra cổng) của các trường hợp (đã giải quyết) cho an ninh siêu thị kiểm tra.

Chú ý: Tất cả hàng hóa mang ra khỏi siêu thị phải có giấy tờ hợp lệ, nhân viên bảo vệ cổng hành chính có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu chữ ký của trưởng bộ phận và các phòng ban liên quan và của Ban Giám Đốc siêu thị.

Tuần tra

– Nhân viên tuần tra bảo vệ đảm nhiệm khu vực nào thì phải đảm bảo duy trì an ninh tại khu vực đó, không tự ý thay đổi vị trí khi chưa có sự đồng ý của ca trưởng hoặc chỉ huy.

– Quan sát và ngăn ngừa nhân viên siêu thị hoặc khách hàng trao đổi hàng.

– Tuần tra bảo vệ siêu thi phải nhắc nhở khách hàng chấp hành nội quy không ngồi trên xe đẩy hàng, hút thuốc trong siêu thị.

– Theo dõi quan sát các đối tượng có biếu hiện nghi vấn, báo cho ca trưởng hoặc người chỉ huy.

– Quan sát các vị trí lân cận xung quanh vị trí mình đang phụ trách.

– Đối với khách hàng ăn uống trong siêu thị  bảo vệ yêu cầu khách hàng thanh toán ngay cho hàng hóa đã sử dụng, tại quầy thu ngân, và sẽ đem lượng hàng còn lại cùng với hóa đơn thanh toán gửi lại quầy thu ngân, nếu hàng hóa đã sử dụng hết nhân viên bảo vệ siêu thị sẽ mang hóa đơn cho nhân viên bảo vệ tại cổng ra vào.

– Đối với hàng hóa do khách hàng làm bể vỡ, bảo vệ yêu cầu khách hàng thanh toán tại quầy thu ngân, nếu do lỗi của nhân viên ngành hàng nhân viên bảo vệ siêu thị sẽ lập biên bản yêu cầu quản lý nhóm ngành hàng xác minh làm rõ.

– Khi phát hiện khách hàng bóc vỏ, bao bì hàng hóa, thì yêu cầu khách hàng thanh toán số hàng hóa này.

– Phát hiện nhân viên siêu thị, công nhân thời vụ không mặc đồng phục không đeo thẻ nhân viên, hoặc ăn uống trong siêu thị, nhân viên  bảo vệ   lập biên bản gửi cho an ninh siêu thị.

– Khi phát hiện hàng hóa sắp xếp trên kệ không an toàn, không chằng buộc thì tuần tra bảo vệ siêu thị  yêu cầu nhân viên ngành hàng sắp xếp lại hàng hóa ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

– Khi thấy nhân viên siêu thị ngồi trên xe đẩy hoặc càng xe thì bảo vệ  yêu cầu nhân viên đó phải xuống ngay, nếu không chấp hành bảo vệ tiến hành lâp biên bản báo cáo an ninh siêu thị để có biệp pháp xử lý.

 Khu vực quầy thu ngân:

– Đảm bảo không còn hàng hóa (do khách hàng để lại) tại các quầy thu ngân

– Kiểm tra ngẫu nhiên việc thu ngân tính tiền cho khách bằng cách quan sát đối chiếu hàng hóa thực tế được nhân viên thu ngân soạn so với mô tả hàng hóa hiển thị trên màn hình dành cho khách hàng.

– Quan sát và đảm bảo rằng nhân viên thu ngân kiểm tra đúng và đủ: Số lượng hàng hóa, số lượng bao bì.